Câu cá là một bộ môn được nhiều người chơi tham gia trong những năm gần đây, do vậy không lấy gì làm ngạc nhiên khi có nhiều group được lập ra nhằm giao lưu, kết bạn, giải đáp thắc mắc về các kỹ thuật câu. Một trong những chủ đề nhận được nhiều ý kiến trong thời gian gần đây chính làm thế nào để chỉnh phao một cách chính xác, hay trạng thái của lưỡi câu khi rải mồi xuống nước như thế nào?
Đây đều là những thắc mắc rất đỗi bình thường của nhiều anh em câu thủ, nhất là những người mới “nhập môn”. Do vậy, trong nội dung bài viết hôm nay, Vietnam-fishing.com sẽ tổng hợp một số thông tin chi tiết nhất liên quan đến vấn đề chỉnh phao, và 4 bước để chỉnh phao một cách chính xác.
Khái niệm về chỉnh phao?
Chỉnh phao mà chúng ta thường nhắc đến thực chất chính là việc điều chỉnh độ nổi còn lại của phao ở trong nước bằng cách tăng thêm hay gọt bớt chì chặn.
Thông thường khi câu cá con cá nhỏ hoặc cá nhát ăn số nấc phao chỉnh càng nhỏ chứng tỏ phao càng nhạy. Bởi vì độ nổi còn lại của phao ở trong nước càng nhỏ thì lực kéo phao chìm xuống dưới hoặc đẩy phao lên trên của cá càng nhỏ.
Tuy nhiên, với những trường hợp câu cá lớn, câu thủ cần phải điều chỉnh số nấc phao chỉnh lớn một chút để phao có thể chịu được trọng lượng nhất định của mồi, khiến cá ăn mồi dễ dàng hơn.
Do vậy, mục đích cuối cùng của việc chỉnh phao chính là tạo điều kiện cho cá ăn mồi một cách dễ dàng.
4 bước để chỉnh phao một cách chính xác nhất
Bước 1: Tìm sơ bộ đáy mà không móc hai lưỡi câu, đo độ sâu nước
Để thực hiện cách tìm đáy mà không móc hai lưỡi câu hay đo độ sâu nước, anh em cần thực hiện:
- Trên thanh chặn chì, ta quấn một cục chì có độ nặng lớn hơn lực đẩy của phao, sau đó ném dây trục vào điểm câu, lúc này phao gần như đã chìm hẳn xuống nước.
- Đẩy phao liên tục cho đến khi lộ ra số nấc phao, chỉ cần lộ ra đầu nhọn của tăm phao hoặc khoảng 1 nấc phao là được, lúc này ta đã tìm được đáy rồi.
- Khoảng cách từ đầu nhọn của tăm phao đến chì chặn hoặc từ 1 nấc phao đến chì chặn lộ ra đó được gọi là độ sâu của nước.
Những lưu ý quan trọng
Đầu tiên, đáy là một khu vực chứ không phải là một điểm, giả sử trong phạm vi đường kính 20-50cm, khi vung cần ta cần phải vung một vài lần thì mới thăm dò được điểm câu, từ đó mới tìm được khu vực đáy tương đối bằng phẳng, chính xác.
Khi tìm đáy không được đánh vươn cũng là một lưu ý quan trọng, bởi khi vung cần bình thường thì điểm rơi của chỉ sẽ nằm phía trước phao, còn nếu đánh vươn dây gió sẽ cản phao lại, khiến phao không theo kịp điểm nơi của chì.
Do đó khi chì đến phao thì dây nước ở đoạn này sẽ bị nghiêng, lúc này độ sâu nước mà ta đo được khi tìm xong đáy trên thực tế sẽ sâu hơn độ sâu thực tế của nước.
Một ví dụ dễ hiểu, chính là nếu độ sâu thực tế của nước là 2m, thì sau khi ta đánh vươn độ sâu đo được có khả năng lên đến 2.5m, nếu cần thủ sử dụng độ sâu này móc dây thẻo để chỉnh phao thì rất có khả năng hai lưỡi câu đều nằm đáy hoàn toàn, khiến ta không cách nào chỉnh phao chính xác được.
Đối với vấn đề này biện pháp giải quyết chính là không đánh vươn hoặc chừa một khoảng cách nhất định về phía sau cho cần (theo hình mô tả bên dưới)
Bước 2: Tiến hành chỉnh phao
- Kéo phao xuống phía dưới, khoảng cách kéo này bằng chiều dài của một dây thẻo dài cộng thêm 10-15cm, mục đích sau khi móc hai lưỡi câu thì khoảng cách lưỡi câu dưới với đáy là 10-15cm, khiến cho phao nằm ở trạng thái “lưng chừng nước”.
- Sau khi móc hai lưỡi câu xong phải đảm bảo hai lưỡi câu và chì đều ở trạng thái lơ lửng trong nước, rất gần với đáy, như vậy khi chỉnh phao mới chính xác được. Đồng thời cũng di chuyển 4 hạt chặn dùng để cố định bộ phận gắn chân phao xuống dưới.
- Sau khi ném dây trục xuống nước, căn cứ vào tốc độ chìm của phao để quyết định lượng chì cần phải gọt bớt là bao nhiêu. Nếu chìm nhanh thì gọt nhiều, nếu chìm chậm thì gọt ít.
Lưu ý quan trọng
- Để chỉnh phao được nhanh và mỗi lần ném phao xuống điểm câu phao đều chìm xuống, ta có thể khoan không ép dây nước. Ta cứ liên tục gọt chì cho đến khi phao lộ ra số nấc phao đã chỉnh hoặc ít hơn một tí cũng được.
- Tiếp đến, móc hai lưỡi câu lên, tiếp tục ném dây trục xuống nước lần nữa đồng thời ép dây nước, lúc này câu thủ cần quan sát xem phao bị ép xuống mấy nấc và tiếp tục ném cần gọt chì cho đến khi số nấc phao đạt đến số nấc chỉnh, ví dụ 5 nấc.
Bước 3: Kiểm tra phao
Trên cơ sở chỉnh đúng 5 nấc phao, ta rút cần về phía sau làm cho toàn bộ tăm phao chìm hẳn xuống nước, sau đó nâng nhẹ nhàng lên đến vị trí ban đầu để xem phao có trở về đúng 5 nấc mà ta đã chỉnh hay không. Nếu phao trở về đúng số nấc chỉnh ban đầu có nghĩa là việc chỉnh phao của bạn đã chính xác.
Các trường hợp có thể xảy ra và cách xử lý
- Trường hợp phao không trở về đúng 5 nấc có nghĩa là việc chỉnh phao của bạn chưa đúng, lúc này cần tiếp tục gọt chì.
- Nếu sau khi phao trở về vị trí ban đầu một cách tự nhiên nhưng có số nấc phao chênh lệch quá nhiều so với số nấc phao chỉnh ban đầu, ví dụ sau khi kéo phao chìm xuống nước và tự động trở về vị trí ban đầu mà phao chỉ lộ ra 3 nấc có nghĩa là thân phao đã dính vật bẩn hoặc dầu bẩn, lúc này cần thủ cần dùng khăn lông ướt lau sạch thân phao đồng thời ném cần vài lần để rửa phao cho sạch cho đến khi số nấc phao đạt đến số nấc chỉnh ban đầu.
- Hoặc bạn cũng có thể bắt đầu câu cá với 3 nấc phao, sau khi câu vài chục phút ta lại tiếp tục chỉnh phao, thời gian này được xem như thời gian đánh ổ dụ cá lớn trước.
Trường hợp cần thủ không kiểm tra kĩ phao?
Nếu cần thủ không kiểm tra kỹ phao sẽ dẫn đến một vài vấn đề rắc rối:
Sau khi câu một thời gian ngắn bạn sẽ phát hiện thấy số nấc phao chỉnh ban đầu sẽ thay đổi lên xuống thất thường. Nguyên nhân là do thân phao đã dính vật bẩn, trong nước sẽ có một phần trọng lực kéo phao xuống mà số nấc phao chỉnh thực tế lại cao hơn số nấc phao hiện tại.
Nếu tỉ trọng của vật bẩn dầu bẩn dính trên thân phao nhẹ hơn tỉ trọng của nước thì sẽ có một phần trọng lực kéo phao lên trên và số nấc phao chỉnh thực tế sẽ thấp hơn số nấc phao hiện tại. Điều này sẽ rất khó khăn cho chúng ta khi đi câu, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cá của bạn nữa.
Bước 4: Móc mồi vào hai lưỡi câu và tìm đáy một cách chính xác
Lúc đầu cần thủ nên vuốt hoặc vê viên mồi to chừng nào thì móc viên mồi to chừng ấy lên trên lưỡi câu.
Trước khi móc mồi bạn phải chà xát vài lần để mồi bết vào nhau càng nhiều càng tốt, như vậy mồi sẽ không dễ dàng bị tan ra sau khi gặp nước để việc nhìn tín hiệu phao tìm đáy chính xác hơn.
Nếu bạn vừa ném cần xuống nước mà lập tức có cá đến ăn mồi thì bạn phải móc cục gôm không mùi có trọng lượng bằng với viên mồi để tìm đáy (cục gôm này có thể nặng hơn lưỡi câu 1-2 nấc).
Sau khi ném cần xuống nước sẽ xảy ra hai trường hợp
Cả phao chìm hẳn trong nước
Nếu bạn chỉ muốn câu đáy thì bạn có thể liên tục móc hai lưỡi và đẩy phao lên trên cho đến khi lộ ra đầu nhọn phao hoặc 1 nấc phao, điều này chứng tỏ hai lưỡi đã hoàn toàn nằm đáy.
Lúc này trạng thái của hai lưỡi câu chính là lưỡi câu dưới đã nằm đáy còn lưỡi câu trên đang tiếp xúc nhẹ với đáy. Đây cũng chính là thời điểm thích hợp nhất để câu đáy.
Nếu bạn muốn câu lụt một chút thì bạn tiếp tục đẩy phao lên trên. Khi đẩy phao lên trên bạn không được làm di chuyển hạt chặn phía trên cùng dùng để cố định phao. Căn cứ vào tình hình ăn mồi của cá để liên tục đẩy phao lên trên cho đến khi tìm điểm câu thích hợp nhất.
Điểm câu lụt nhất chính là điểm lộ ra số nấc phao khi không móc hai lưỡi câu. Ví dụ như khi bạn móc hai lưỡi số nấc phao chỉnh là 5 nấc, khi chỉnh phao đã đo được trọng lượng của 1 lưỡi câu là 1 nấc, như vậy khi không móc lưỡi câu số nấc chỉnh là 7 nấc, lúc này điểm lụt nhất là 7 nấc hoặc hơn 1 tí, cũng chính là vị trí mà bệ đỡ chì hoặc khoen số 8 đến đáy.
Ta không nhất thiết phải câu ở điểm lụt nhất nhưng ta phải có sự phán đoán để tìm điểm câu thích hợp. Trên 7 nấc ta có thể câu chì chạy hoặc chì trượt.
Nếu trên cơ sở câu đáy bạn muốn câu cách đáy/ câu nửa đáy/ câu cạn lúc này bạn phải móc hai lưỡi câu để chỉnh phao, liên tục gọt chì cho đến khi phao lộ ra số nấc phao cần thiết, ví dụ 3 nấc (lưu ý số nấc phao chỉnh ban đầu đã có sự thay đổi).
Sau khi móc mồi vào hai lưỡi câu có lộ ra số nấc phao
Sau khi móc mồi vào hai lưỡi câu, số nấc phao lộ ra là 3 nấc (số nấc chỉnh ban đầu là 5 nấc, chứng tỏ trọng lượng 1 lưỡi câu là 1 nấc), ta liên tục móc mồi vào hai lưỡi câu và kéo phao lên trên cho đến khi phao lộ ra 3 nấc rưỡi hoặc 4 nấc, chứng tỏ lúc này đã tìm được đáy.
Lúc này trạng thái của mồi là lưỡi câu dưới đã chạm đáy còn lưỡi câu trên còn lơ lửng trong nước.
Nếu dưới đáy có lớp bùn, để cho mồi lưỡi câu dưới không bị vùi trong lớp bùn thì ta có thể kéo phao xuống khoảng 1 nấc. Sau khi kéo xuống 1 nấc thì trạng thái mồi lúc này là lưỡi câu dưới đã chạm nhẹ đáy, lưỡi câu trên còn lơ lửng.
Lúc này chính là điểm câu thích hợp nhất cho câu đáy. Căn cứ vào tập tính cá, ta liên tục kéo phao lên trên. Cách tính toán điểm câu lụt nhất giống như bên trên.
Nếu sau khi móc mồi vào hai lưỡi câu số nấc phao vẫn lộ ra thì bạn có thể câu cách đáy/ câu giữa đáy/ câu lửng/ câu cạn. Đây chính là thời điểm câu cạn là hợp lý hơn cả (khi câu ta đẩy thanh quấn chì đến vị trí dài gấp đôi dây thẻo trở lên). Chi tiết xem hình mô tả bên dưới.
Trên đây là thông tin về các bước để chỉnh phao một cách chính xác nhất mà Vietnam-fishing.com đã tổng hợp, anh em có thể áp dụng những cách này trong quá trình đi câu thực tế của mình
Vietnam-fishing.com là đơn vị chuyên phân phối độc quyền các phẩm cần câu và dụng cụ câu chính hãng đến từ các thương hiệu nổi tiếng: HUA, Handing, Kaiwo, Ryuki,… với hơn 200 cửa hàng được mở trên toàn quốc, Vietnam-fishing.com hứa hẹn là nơi cung cấp, trao đổi những sản phẩm đồ câu chất lượng, uy tín, giá thành hợp lý, phục vụ nhu cầu đa dạng cho nhiều cần thủ.
Kết luận
Sau khi hoàn thành các bước chỉnh phao và tìm đáy, anh em có thể tiến hành câu cá, các điểm câu bình thường thường ở địa hình khá bằng phẳng.
Hơn nữa, kích thước mồi câu trong mỗi lần đi câu hoàn toàn không giống nhau và điều đó cũng không thực sự quan trọng.
Điều quan trọng chính là người đi câu có thể nhìn rõ sự thay đổi động tác của cá trên phao thì hoàn toàn có thể câu trúng cá, lúc này có nghĩa là bạn đã chỉnh phao chính xác rồi đấy!
Có thể bạn quan tâm?
2 kinh nghiệm câu cá mùa đông môi trường tự nhiên
Phao Câu Cá Diếc – Đâu Là Loại Phao Mà Mọi Cần Thủ Đang Tìm Kiếm
Phao câu Đài Lông Công – Top 5 mẫu phao được ưa chuộng hiện nay
Top 3 PHAO CÂU CÁ CHÉP mà cần thủ không thể bỏ qua | 2022
Top 5 Siêu Phẩm Cần Câu Cá HUA Không Thể Bỏ Qua 2022
Top 8 Cần Câu Cá Kaiwo Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay