Đối với những người mới “nhập môn”, việc lựa chọn một cây cần câu tay phù hợp trong điều kiện kinh tế cho phép của mình là điều vô cùng quan trọng.
Bài viết sau của Vietnam-fishing,com, anh em sẽ biết được thêm một số kinh nghiệm lựa chọn cần câu tay theo thông số cơ bản sao cho phù hợp với nhu cầu, sở thích của bản thân mình nhất.
Chất liệu cần câu tay
40 năm trước cần trúc được sử dụng phổ biến, cao cấp hơn một chút là cần câu được làm từ sợi thủy tinh.
Cần câu sợi thủy tinh có cường độ cao hơn cần trúc, bảo dưỡng cũng dễ dàng, thuận lợi hơn – đây được coi là một sản phẩm mang tính cách mạng trong công nghệ sản xuất cần câu.
Nhưng vì cần câu sợi thủy tinh tương đối nặng nên đến nay đã bị thay thế bởi cần carbon.
Tuy nhiên, nếu như bạn dùng quen thì việc dùng cần thủy tinh vẫn là sự lựa chọn không tồi, vì hiệu suất của loại cần này rất cao.
Đặc điểm của cần câu tay được làm từ chất liệu carbon
Cần câu tay carbon cũng được phân loại thành phần carbon thấp và cao. Đối với những loại cần có mật độ carbon cao thì đa phần cần sẽ có trọng lượng nhẹ, suất đàn hồi cao, nếu không sử dụng đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng gãy cần.
Hiện nay, việc nhiều đơn vị sản xuất cần câu carbon cố tình niêm yết cấp bậc vải carbon (carbon Fiber) trên sản phẩm của mình cao hơn thông số thực tế, bởi người mua không cách nào có thể kiểm tra ra được thông số này.
Vải carbon được chia làm những cấp bậc như: 30T trở xuống, 30—40T, 40—60T, 60—80T…
Tuy nhiên, trên thị trường cần câu hiện nay, thực sự có rất ít loại cần câu carbon trên 40T, do đó những đơn vị bán nào nói rằng cần câu của họ là loại 60T, 80T hay thậm chí là 108T, … thì anh em nên có sự tỉnh táo để kiểm chứng và kiểm tra thực sự, để tránh bị lừa bởi những đơn vị cung cấp, phân phối cần câu tay không có uy tín.
Các thông số cơ bản của một cần câu tay
Để lựa chọn một cần câu tay phù hợp theo điều kiện kinh tế của mình, anh em nên lưu ý đến các thông số cơ bản của một cần câu tay như sau:
Độ thu gọn
Thông thường, độ dài cần câu tay thường có chiều dài thu gọn từ 1m – 1m1; với những loại cần câu có chiều dài không thuộc chiều dài tiêu chuẩn như 3m9, 4m2,… thì chiều dài thu gọn thường nằm trong khoảng 1m2.
Đối với những loại cần có chiều dài sau khi thu gọn dưới 80cm được gọi là cần câu ở dòng nước nhỏ (dòng suối).
Số lượng lóng cần
Cần 4 lóng có chiều dài 3m6 và 3m9; cần 5 lóng có chiều dài 4m5 và 4m8; cần 6 lóng có chiều dài 5m4, 5m7 và 6m3; cần 7 lóng có chiều dài 7m2; cần 8 lóng có chiều dài 8m1, hay cần 12 lóng có chiều dài 12m,… đây là các mức chiều dài thông dụng đối với nhiều anh em đi câu khi lựa chọn cần câu tay.
Với mỗi địa hình, từng loại cá cụ thể mà anh em có thể lựa chọn cho mình chiều dài và số lóng cần tương ứng.
Kích thước đọt ngọn và tay cầm
Kích thước đọt là đường kính ngọn. Đường kính ngọn được hiểu là đường kính của ngọn gần giáp nút buộc đầu cần, thể hiện một phần độ cứng và sức tải của cần.
Kích thước tay cầm là đường kính gốc. Đường kính gốc là đường kính tay cầm của cần – đây là một trong những thông số quan trọng để so sánh sự phù hợp của sản phẩm khi cần thủ lựa chọn.
Đối với những trường hợp không thể xác định được tỷ lệ thu gọn của cần thì anh em cần nhớ rằng, càng mảnh càng tốt, vì khi đó tay cầm càng mảnh thì cần càng nhẹ.
Độ cứng của cần
Độ cứng của cần câu tay được chia thành các loại phổ biến: cần mềm, cần trung bình, cần khá cứng, cần cứng, cần siêu cứng.
Để phân loại cần câu thuộc độ cứng nào, là căn cứ vào giao điểm sau khi tác động lực nhẹ lên cần, xem thử tiếp điểm hình vòng cung chỗ uốn cong nằm ở vị trí nào trên cần.
Lực hướng tâm
Chính là vị trí trọng tâm của cần câu. Trọng tâm càng gần tay cầm thì khi sử dụng càng nhẹ nhàng thoải mái.
Ta hãy so sánh những cây cần có trọng lượng bằng nhau: Rút một cây cần mới ra, nắm chặt tay cầm, dùng lực hướng lên trên như động tác nâng cá, nhấc cần lên.
Khi cần từ trạng thái cân bằng đến khi nâng lên 60 độ, bạn cảm nhận xem cảm giác trọng lượng cần nằm ở chính giữa cần hay thu hồi về lòng bàn tay, những cần có cảm giác trọng lượng thu về lòng bàn tay là cần tốt.
Ngược lại, thì khi đi câu bạn sẽ cảm thấy cần câu càng lúc càng nặng, chính là khái niệm đầu cần nặng mà người ta thường nói.
Độ cân bằng chịu lực
Ta mô phỏng động tác nâng cá nhấc cần, 1 người nắm chặt ngọn cần, 1 người dùng lực nâng cần, xem thử độ uốn cong có đều không, nếu từ đọt cần đến chuôi cần có hình thành điểm cong rõ ràng thì cây cần này nhất định có vấn đề, rất dễ gãy.
Ngoài ra còn có những thông số dễ dàng nhìn thấy khác như trọng lượng, chiều dài… của cần câu. Ở đây bài viết không chia sẻ về những thông số này.
Chọn lựa cần câu theo nhu cầu của bản thân
Kinh nghiệm lựa chọn cần câu tay theo thông số cơ bản chính là lựa chọn theo nhu cầu của bản thân, sao cho khi sử dụng phải thoải mái nhất.
Không nên cho rằng những loại cần câu tay càng đắt thì mới càng tốt; có rất nhiều anh em khi mới tham gia vào bộ môn này lựa chọn những loại cần có tỉ lệ carbon cao, dùng được vài lần đã gãy cần. Họ cho rằng mình mua phải cần đểu, nhưng thực ra đấy chỉ là suy nghĩ phiến diện và không hề có căn cứ.
Những loại cần câu tay có hàm lượng carbon cao thường có độ cứng, trọng lượng nhẹ, thẳng nhưng cũng tương đối giòn; nếu anh em chưa có kỹ thuật câu tốt rất dễ dẫn đến tình trạng gãy cần, chứ không phải liên quan đến chất lượng cần có đểu hay không?
Kinh nghiệm lựa chọn cần câu tay theo thông số cơ bản, thứ nhất hãy xem túi tiền của bạn phù hợp với loại cần nào; tiếp đến là đối tượng cá mà bạn muốn câu phù hợp với loại cần nào.
Đối với những cần câu tay có giá trị lớn, vượt quá khả năng chi trả của anh em, thì hãy cân nhắc thật kĩ, tránh vì “đam mê” mà vay nặng lãi hoặc vay tín dụng đen để mua cho bằng được thì thật không nên.
Đối với kinh nghiệm lựa chọn cần câu tay theo thông số cơ bản dựa trên loại cá mà bạn muốn câu để lựa chọn một cây cần phù hợp, cần thiết nhất, không thể “lấy dao mổ trâu cắt tiết gà” được, vì như thế quả thật là lãng phí.
Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn cần câu tay
Ngoài kinh nghiệm lựa chọn cần câu tay theo thông số cơ bản ở nội dung trên, thì anh em cũng cần lưu ý một số điều sau khi lựa chọn cần câu tay:
Lớp nước sơn bên ngoài thân cần: Anh em quan sát xem lớp nước sơn bên ngoài thân cần có trơn láng hay không, có những vết rổ nổi lên hay không, hoặc bề mặt sơn có tạo chất hay không bằng phẳng chỗ nào hay không,… Điều này anh em hoàn toàn có thể cảm nhận bằng tay.
Đồng thời, xem xét mỗi lóng cần có bằng phẳng, độ dày có đều hay không, cũng như mặt trước và sau của cần cũng phải được kiểm tra kĩ.
Lóng cần: Anh em nên kéo hết từng lóng của cần ra để kiểm tra, sau đó lắc nhẹ cần xem thử có âm thanh bất thường nào hay không. Nếu có, chứng tỏ đầu nối mỗi lóng cần có khe hở, hoặc liên kết không chặt chẽ. Anh em không nên mua vì thiết kế của cần này có vấn đề, dễ dẫn đến tình trạng gãy cần đột ngột
Mua cần câu trên mạng lưu ý điểm gì?
Hiện nay, việc mua sắm online dường như khá phổ biến bởi tính tiện dụng, đa dạng sản phẩm.
Tuy nhiên, anh em có cần phải lưu ý những điểm gì khi mua cần câu trên mạng hay không?
Ngoài những kiến thức mua hàng mà bạn cần phải biết ra, anh em nên lưu ý đến làm lượng carbon mà nhà sản xuất niêm yết trên sản phẩm.
Dễ dàng nhận thấy các loại cần hiện nay được một số nhà sản xuất niêm yết hàm lượng carbon từ 60T, 80T hay thậm chí là 108T.
Xét theo góc độ kỹ thuật, thì các loại vải carbon này hoàn toàn có, nhưng không phù hợp để sản xuất cần câu tay, bởi sợi mô đun suất đàn hồi cao thuộc về hàng cấm vận chuyển từ nước ngoài về.
Trên thực tế, hàm lượng carbon của cần câu thông thường nằm trong mức 20-40T, đây được xem là phạm vi hợp lý,cũng đủ để dùng trong hoạt động câu cá thông thường. Nếu hàm lượng carbon được niêm yết rất cao mà giá cả lại rẻ thì cây cần này nhất định có vấn đề.
Kết luận
Thông qua bài viết về kinh nghiệm lựa chọn cần câu tay theo thông số cơ bản mà Vietnam-fishing.com đã trình bày ở trên, chắc hẳn nhiều anh em mới nhập môn đã có cho mình những thông tin hữu ích và cần thiết nhất.
Đón đọc những bài viết được cập nhật mỗi ngày tại Vietnam-fishing.com để có cho mình những kinh nghiệm đi câu tuyệt vời.
HÃY KẾT NỐI VỚI VIETNAM FISHING
ZALO 0943434326 | HOTLINE 0943434326
Có thể bạn quan tâm?
2 kinh nghiệm câu cá mùa đông môi trường tự nhiên
Phao Câu Cá Diếc – Đâu Là Loại Phao Mà Mọi Cần Thủ Đang Tìm Kiếm
Phao câu Đài Lông Công – Top 5 mẫu phao được ưa chuộng hiện nay
Top 3 PHAO CÂU CÁ CHÉP mà cần thủ không thể bỏ qua | 2022
Top 5 Siêu Phẩm Cần Câu Cá HUA Không Thể Bỏ Qua 2022
Top 8 Cần Câu Cá Kaiwo Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay