Hôm qua cùng đi câu với một vài người bạn, mọi người bỗng nhắc đến một vấn đề thường gặp đó là: Khi đi câu ta thấy trong ổ cá có rất nhiều tăm cá nhưng không câu được con nào. Tôi nghĩ đây là vấn đề mà bất kỳ cần thủ nào cũng đã gặp khi đi câu. Vậy khi gặp phải tình trạng này chúng ta nên giải quyết thế nào cho đúng? Bài viết này tôi muốn phân tích và chia sẻ một vài kinh nghiệm của bản thân, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình đi câu khi gặp tính huống cá quấn ổ báo tăm nhưng không cắn câu.
Theo như kinh nghiệm nhiều năm đi câu của bản thân tôi đã tổng kết được vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là:
- Dưới nước có lớp bùn (bùn non)
- Mồi câu không thích hợp (loại mồi, loại mùi không đúng)
- Cá con cá tạp quậy ổ
Nắm được những nguyên nhân này rồi, chúng ta hãy cùng phân tích những biện pháp giải quyết vấn đề này nhé!
Dưới đáy có lớp bùn (bùn non)
Nếu trong ổ cá có xuất hiện nhiều tăm cá chứng tỏ có rất nhiều cá trong ổ đang ăn mồi, từ đó có thể thấy dưới đáy đó là lớp bùn. Bởi vì nếu là lớp đá hoặc cát thì không thể nào có tình trạng nổi nhiều tăm cá như vậy được.
Cho nên một khi trong ổ xuất hiện nhiều tăm cá thì có nghĩa đáy ổ chắn chắc là lớp bùn. Lớp bùn này lâu ngày sẽ trở thành lớp bùn non dày, khi mồi câu được ném vào lớp hồ dày này thì mồi sẽ bị mắc lại trong đó. Vào lúc này cá sẽ không ăn được mồi, cho nên khi cá lại gần lớp bùn non đó cố kiếm thức ăn xung quanh sẽ nổi lên những bọt khí gọi là tăm cá.
Khi mồi câu ta thả xuống chìm vào lớp bùn non này, cá sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn, cho nên sẽ xuất hiện tình trạng có tăm cá nhưng khó câu được cá như trên.
Để cho mồi không chìm vào lớp bùn non, bắt buộc ta phải giảm trọng lượng mồi, chính là điều chỉnh tỉ trọng mồi mà mọi người thường hay nói. Vậy làm cách nào để giảm tỉ trọng mồi? Theo tôi, ta nên giảm đi lượng tinh mồi, bột trạng thái… Ngoài ra khi mở gói mồi ta không nên chà xát nhiều để mồi tơi ra. Làm như vậy sẽ khiến cho mồi khó chìm vào lớp bùn non.
Ngoài ra ta cũng cần tiến hành chỉnh phao cho hợp lý, ta có thể chỉnh số nấc chỉnh cao số nấc câu thấp, ví dụ như chỉnh 5 câu 2, chỉnh 6 câu 4… Mồi câu nhẹ chạm đáy nhưng sẽ không vướng vào lớp bùn non, như vậy cơ hội phát hiện ra mồi của cá sẽ cao hơn, từ đó tỉ lệ cá cắn câu cũng sẽ cao hơn.
Còn một cách nữa đó là bạn có thể tiến hành câu cách đáy, rải mồi cách đáy khoảng 5cm và tiến hành câu lửng. Như vậy cá sẽ dễ dàng phát hiện ra mồi. Tuy nhiên khi câu lửng nếu thấy phao động đậy bạn chỉ cần chú ý đến hai trạng thái thụt phao và mất phao, những trạng thái nhỏ khác bạn hoàn toàn có thể bỏ qua. Bạn có thể thử cách này xem sao, biết đâu sẽ mang lại kết quả bất ngờ đấy!
Mồi câu không thích hợp (loại mồi, loại mùi không đúng)
Có rất nhiều lúc đi câu ta thấy có tăm cá nhưng cá không hề cắn câu, những lúc thế này bạn cần suy nghĩ xem có phải nguyên nhân do mồi câu hay không? Cần xem xét thử mùi vị của gói mồi bạn đang dùng có đúng không, đối với từng loại cá khác nhau cần sử dụng loại mồi khác nhau, thậm chí cùng một loại cá nhưng trọng lượng khác nhau thì khẩu vị cũng sẽ khác nhau. Ví dụ khi câu cá chép, nếu có tình trạng này thì bạn thử đổi gói mồi xem sao, như cá chép nhỏ thường thích ăn mồi có mùi ốc, còn cá chép lớn thường thích ăn mồi có mùi thơm của rượu hoặc mùi ngũ cốc.
Nếu bạn đổi gói mồi dành cho cá chép mà vẫn không câu được cá thì lúc này cần quan sát xem có phải cá chép đã bị câu hết hoặc đã trốn đi chỗ khác mất rồi, giờ trong ổ chỉ còn cá diếc thôi hay không? Lúc này chuyển sang dùng mồi câu cá diếc, tương tự như cá chép, cá diếc nhỏ thường thích mồi có mùi tanh còn cá diếc lớn thường thích mồi có mùi sữa.
Tuy rằng mồi câu cá diếc cũng có thể dùng để câu cá chép và ngược lại mồi câu cá chép cũng có thể dùng để câu cá diếc, nhưng mỗi loại cá khác nhau sẽ lựa chọn loại mồi phù hợp với sở thích của nó để ăn, cho nên việc dùng đúng chủng loại mồi sẽ giúp bạn nâng cao tỉ lệ trúng cá trong quá trình đi câu.
Cá con cá tạp phá ổ
Khi dưới đáy hồ có nhiều tăm cá nhưng cá không cắn câu ngoại trừ hai nguyên nhân nói ở trên ra vẫn còn một nguyên nhân khác, đó là do cá con cá tạp quậy ổ. Ví dụ như cá bống, cá linh, những loại cá này rất thích quậy ổ giành mồi, từ đó sinh ra rất nhiều tăm cá nhưng thực tế những loài cá lớn mà ta muốn câu hoàn toàn không vào ổ. Cho nên có câu nói “ trong ổ cá con dành mồi kịch liệt, ngoài ổ cá lớn quay vòng vòng”.
Nếu gặp phải trường hợp này, trước tiên khi đánh ổ ta nên chọn mồi đánh ổ có mùi vị hơi nhạt, ví dụ như hạt bắp ngô, ngũ cốc, các loại mồi có dạng hạt… , mồi chính cũng nên chọn loại có mùi nhạt. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn cách câu bên ngoài ổ cá, rải mồi vào vị trí bên cạnh chỗ nổi tăm cá, như vậy những con cá bạn muốn câu không vào được ổ cũng có thể ăn được mồi, từ đó bạn có thể dễ dàng câu trúng cá.
Tóm lại: Trong quá trình đi câu, nếu thấy trong ổ có nhiều tăm cá nhưng cá lại không cắn câu, thứ nhất là do lớp bùn non dưới đáy đã ảnh hưởng đến việc ăn mồi của cá. Gặp phải tình trạng này, bạn có thể chọn cách câu lửng hoặc chọn các loại mồi có tỉ trọng nhẹ, tuy nhiên trong quá trình câu lửng bạn nên đảm bảo khoảng cách từ điểm câu đến đáy khoảng 5cm. Thứ hai là do bạn sử dụng gói mồi có mùi vị không phù hợp với khẩu vị của cá, cho nên bạn cần căn cứ vào điểm câu và chủng loại cá để điều chỉnh gói mồi cho phù hợp. Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa đó là do cá con quậy ổ khiến cho cá lớn không vào ổ được. Lúc này bạn nên chọn lựa câu bên ngoài ổ, tránh chỗ có cá con ra, nhất định sẽ câu được cá lớn mà bạn muốn câu.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi được đúc kết qua quá trình đi câu, mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn đi câu vui vẻ!
HÃY KẾT NỐI VỚI VIETNAM FISHING
ZALO 0943434326 | HOTLINE 0943434326
Hà Linh
Có thể bạn quan tâm?
2 kinh nghiệm câu cá mùa đông môi trường tự nhiên
Phao Câu Cá Diếc – Đâu Là Loại Phao Mà Mọi Cần Thủ Đang Tìm Kiếm
Phao câu Đài Lông Công – Top 5 mẫu phao được ưa chuộng hiện nay
Top 3 PHAO CÂU CÁ CHÉP mà cần thủ không thể bỏ qua | 2022
Top 5 Siêu Phẩm Cần Câu Cá HUA Không Thể Bỏ Qua 2022
Top 8 Cần Câu Cá Kaiwo Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay