Thế nào là câu lụt và câu nhạy trong câu đơn, câu đài?

CÂU LỤT VÀ CÂU NHẠY TRONG CÂU ĐƠN, CÂU ĐÀI

Nguyên lý áp dụng cách câu lụt và câu nhạy 

Tuân theo Định luật Ascimet: Lực đẩy tác dụng lên vật bằng trọng lực phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Do đó, khi số nấc phao bị dìm xuống nước càng nhiều thì lực đẩy tác dụng lên phao càng lớn.

Lưu ý rằng lực đẩy này khác với lực nổi thặng dư của phao. Lực nổi thặng dư càng lớn khi số nấc phao càng cao. Ví dụ, khi chỉnh 8 câu 2, lực đẩy là 6 nấc phao, lực nổi thặng dư khi câu là 2 nấc phao.

Định luật II Newton: F = m.a (Gia tốc của vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật, tức là vật nào có khối lượng lớn thì thu gia tốc nhỏ hay càng khó làm thay đổi vận tốc của nó.)

Câu lụt và câu nhạy tỏng câu đơn câu đài

Một số quan điểm về cách câu lụt và câu nhạy

1. Quan điểm cho rằng số nấc phao chỉnh càng lớn thì càng nhạy.

2. Quan điểm cho rằng số nấc phao chỉnh càng nhỏ thì càng nhạy.

Thực tế thì chỉnh phao không thể nói được bộ câu đó là nhạy hay lụt. Các quan điểm sau đây được chấp nhận rộng rãi nhất vì sự khoa học của nó.

3. Quan điểm cho rằng số nấc phao khi chỉnh càng lớn thì càng nhạy. Ngược lại, số nấc phao khi câu càng nhỏ thì càng nhạy.

Vì khi số nấc phao chỉnh lớn, thì sức nổi của phao sẽ lớn, cá đụng nhẹ cục mồi thì phao sẽ phản ứng lại liền, đó là chỉnh nhạy. Ngược lại, theo Định luật Acsimet, khi số nấc phao bị dìm xuống nước càng nhiều (số nấc phao câu càng nhỏ) thì lực đẩy Acsimet làm cho phao nổi lên càng lớn, đó chính là câu nhạy.

Từ đó, sẽ có 4 trường hợp áp dụng theo quan điểm này

–  Chỉnh nhạy câu nhạy khi số nấc phao chỉnh lớn và số nấc phao câu nhỏ.

Trường hợp áp dụng: Cá hoạt động chậm chạp vì lý do thời tiết như trời lạnh hay không đủ oxy nên cá không ăn mồi…

–  Chỉnh nhạy câu lụt khi số nấc phao chỉnh lớn và số nấc phao câu lớn.

Trường hợp áp dụng: Cá rất tinh khôn và có nhiều cách để thử mồi trước khi ăn, cho nên không thể xác định được khi nào sẽ phải giật cần.

–  Chỉnh lụt câu nhạy khi số nấc phao chỉnh nhỏ và số nấc phao câu nhỏ.

Trường hợp áp dụng: Khi có nhiều cá và tranh nhau ăn mồi không theo một quy luật nào.

–  Chỉnh lụt câu lụt khi số nấc phao chỉnh nhỏ và số nấc phao câu lớn.

Trường hợp áp dụng: Cá nhiều nhưng không ăn mồi, có khi cá sẽ mắc câu khi đang bơi lội, khi phao có tín hiệu thì giật cần ngay, nhiều lúc sẽ dính được cá.

Tất cả các trường hợp trên thì tình trạng của mồi dưới nước có thể là: 2 cục mồi nằm dưới đáy, 1 nằm dưới đáy 1 chạm đáy, 1 chạm đáy 1 lơ lửng, 2 cục mồi lơ lửng.

4. Quan điểm cho rằng bộ câu được xem là không nhạy không lụt khi trọng lượng của cục mồi lưỡi dưới sẽ do đáy hồ đảm nhận, trọng lượng của cục mồi lưỡi trên sẽ do phao đảm nhận, mồi câu lúc đó sẽ là 1 nằm dưới đáy 1 chạm đáy.

CT: Nấc phao câu = Nấc phao chỉnh – Trọng lượng 1 mồi + Trọng lượng 1 lưỡi câu

VD1: TL 1 mồi là 3 nấc phao, TL 1 lưỡi là 1 nấc phao, nấc phao chỉnh là 4. Ta có trạng thái không nhạy không lụt là khi nấc phao câu = 4-3+1=2
VD2: TL 1 mồi là 1 nấc phao, TL 1 lưỡi là 3 nấc phao, nấc phao chỉnh là 4. Ta có trạng thái không nhạy không lụt là khi nấc phao câu = 4-1+3=6

Trong thực tế, rất khó chỉnh phao theo quan điểm này vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

HÃY KẾT NỐI VỚI VIETNAM FISHING

ZALO 0943434326 | HOTLINE 0943434326

Fanpage Vietnam Fishing
Vietnam Fishing vui nhộn
kênh Youtube Vietnam Fishing
Vietnam Fishing TV bổ ích

 

Lương Chấn Hoa biên dịch

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *