Lựa chọn được một cần câu tốt là yếu tố quan trọng nhất giúp người chơi chinh phục được mọi loại cá dù ở bất kỳ địa hình nào. Đối với những người chơi có kinh nghiệm, thì việc lựa chọn được cần câu tốt sẽ khá đơn giản, thế nhưng đối với những người mới “nhập môn”, thì làm thế nào để lựa chọn được một cần câu tốt, quả là một câu hỏi nan giải.
Trong bài viết dưới đây của Vietnam-fishing.com, bạn đọc sẽ được thầy LI DAMAO bàn về chuyện câu cá, và làm thế nào để chọn được cần câu tốt. Hãy theo dõi chi tiết những chia sẻ bên dưới nhé.
Kỳ 1: Làm thế nào để lựa chọn được một cần câu tốt
Câu hỏi “làm thế nào để lựa chọn được một cần câu tốt” hẳn là câu hỏi của rất nhiều người, có người là cần thủ chuyên nghiệp, cũng có người chỉ là nghiệp dư, thỉnh thoảng đi câu cá giải trí.
Vậy nên, với những chia sẻ của thầy LI DAMAO cùng vinh hạnh được đến tham quan xưởng sản xuất đồ câu cá của hãng Kaiwo, bạn đọc sẽ biết được về các loại cần câu, nào là cần câu tay, cần câu carbon,…
Và trước khi đi lựa chọn được cần câu tốt, phù hợp với mọi câu thủ, bạn cần cần xác định rõ bạn muốn câu loại cá gì, địa điểm câu là đâu, ở hồ câu tự nhiên hay hồ câu dịch vụ… để có sự lựa chọn cho phù hợp.
Xác định mục tiêu của bạn khi lựa chọn được cần câu tốt
Trước khi lựa chọn được một cần câu tốt phù hợp với phong cách của mỗi cần thủ cùng các yếu tố khác như địa hình, loài cá,… thì bất kì ai cũng cần xác định rõ mình cần câu cá gì và địa điểm câu ở đâu?
Đối với những anh em lựa chọn hình thức câu cá giải trí, thích đi câu ở ao hồ đầm lầy tự nhiên, thì chắc chắn việc chọn cần câu sẽ khác so với khi câu cá ở hồ câu dịch vụ.
Ngoài ra khi bạn câu cá ở hồ câu dịch vụ nhưng nếu câu cá giải trí, không có tính cạnh tranh hay không có tình trạng “ giành cá” thì cần câu mà bạn lựa chọn cũng không giống nhau.
Một điều nữa là trọng lượng cá mà bạn muốn câu trong ngày khác nhau thì cần câu cũng khác nhau.
Ví dụ như bạn muốn câu tổng 50kg, 100kg cá thì cần câu sẽ khác với khi bạn muốn câu chỉ 10kg, 15kg. Đối với số lượng cá ít, người chơi nên ưu tiên lựa chọn những loại cần mềm, cuộn dây mảnh bởi khi bạn câu cá có trọng lượng 10 – 15kg thì tất nhiên sẽ dễ câu hơn so với việc câu cá 100kg; lúc này chọn cần mềm dây to lưỡi câu nhỏ thì bạn sẽ câu kĩ hơn, từ từ dụ cá.
Còn nếu bạn muốn câu số lượng nhiều thì sẽ có giải pháp câu nhanh, lúc này bất kể bạn dùng phương pháp gì thì đều phải đưa cá vào vợt thật nhiều với tốc độ nhanh nhất. Đồng thời cũng là câu cá to với trọng lượng lớn nhưng ở hồ câu dịch vụ với ở đầm hồ tự nhiên thì việc chọn cần cũng sẽ khác nhau.
Đối với đầm hồ tự nhiên, anh em nên lựa chọn cần dài hơn, thường là 6m3, 7m2, hoặc 8m1,… thậm chí có nhiều cần thủ hiện nay thích dùng cần dài 9m, 10m.
Khi dùng cần dài như vậy kết hợp với dây trục 15, 16m, thì hãy lựa chọn phao lớn một chút, cảm giác sẽ rất thú vị.
Lựa chọn theo độ cứng của cần câu
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng khi lựa chọn được một cần câu tốt, chính là chọn theo độ cứng của cần.
Phân bố lực 46, 28, 37, 19 – đây là thông số thường gặp mà chúng ta thường hay nói, còn nếu chuyên nghiệp một chút thì sẽ phân thành đơn vị H, ví dụ 3H, 4H, 5H, 6H, thậm chí hiện nay rất nhiều nhà cung cấp đã sản xuất ra cần 7H, 8H.
Độ H càng lớn thì cần càng cứng, đại khái độ cứng cần là như vậy. Như cần có phân bố lực 19 tương đương với cần 6H trở lên.
Ngoài ra mỗi nhà sản xuất khác nhau họ sẽ có tiêu chuẩn về độ cứng khác nhau, cũng có khi cần 6H của nhà sản xuất này lại cứng hơn cần 7H, 8H của nhà sản xuất kia. Bởi vì ngoài tiêu chuẩn khác nhau thì vật liệu sản xuất cần của từng nhà sản xuất sẽ khác nhau nên dẫn đến độ cứng sẽ khác nhau.
Thêm vào đó, trước nay, thông thường khi lựa chọn cần câu, anh em thường dựa vào cảm giác và kinh nghiệm số đông.
Ví dụ câu cá tự nhiên ta thường chọn cần dài, còn câu ở hồ câu dịch vụ ta thường chọn cần ngắn hơn, cứng hơn một chút.
Hoặc hồ câu dịch vụ cũng có phân ra thành câu cá bình thường hay câu thi đấu. Nếu là thi đấu thì thường sẽ chọn cần cứng một chút, còn câu cá bình thường thì sẽ chọn cần mềm hơn, ví dụ như 3H, 3.5H, cao nhất là 4H, bởi vì nếu câu cá bình thường thì tốc độ chậm, nếu bạn dùng cần quá cứng sẽ dễ dẫn đến tình trạng đứt dây hoặc làm cá chạy mất.
Lựa chọn theo phân bố lực của cần câu
Khi xác định được độ cứng của cần, anh em cũng cần lưu tâm đến thông số kỹ thuật của cần thông qua việc phân bố lực của cần câu.
Đối với những anh em mới “nhập môn” hẳn đã từng nghe qua phân bố lực 28, phân bố lực 37, phân bố lực 46 hay phân bố lực. Vậy, thực chất những khái niệm đó là gì?
Theo chia sẻ của thầy Li DAMAO, cần phân bố lực 28 sẽ chia thành 10 phần, ở vị trí lóng số 2 ở phía trước của cần sẽ là 8 phần so với phía sau, đây chính là điển hình của khái niệm cần phân bố lực 28. Toàn bộ vị trí rung lắc của cần sẽ nằm ở đây, tức là ngay điểm cong của cần, cũng chính là vị trí 2-8 trên cần.
Nếu là cần phân bố lực 37 thì vị trí này sẽ lùi về sau một chút, cần phân bố lực 46 thì càng lùi về sau chút nữa, cần phân bố lực 19 thì vị trí này nằm ở chỗ đọt cần, gần như cần không động đậy. Khi bạn cầm một chiếc cần lên và lắc qua lắc lại thì bạn sẽ không phân biệt được rõ lắm độ cứng này.
Có rất nhiều cần thủ cho rằng cần quá cứng thì khi câu cánh tay sẽ không có lực, quá nặng dễ làm đau vai. Đối với những cần câu ngắn, chúng ta sẽ có cách nâng cần khác so với những loại cần câu dài, nếu cầm không đúng tư thế sẽ rất dễ làm đau cổ tay.
Còn một vấn đề nữa mà các cần thủ rất quan tâm đó là điểm khác biệt giữa cần 3H và 4H. Cần 3H sẽ cong hơn, nhìn bề ngoài sẽ thấy nó khá mềm, càng đẩy lên trên thì sự khác biệt càng rõ ràng hơn.
Dù cho phía trước, phía giữa thậm chí đoạn gần cuối cần đều bằng nhau, nhưng chỉ cần bạn đẩy lên trên thì sẽ có sự chênh lệch rất rõ về độ cong của hai cây cần. Cho nên bất kể bạn chọn cần bao nhiêu H đều không quan trọng, vì mỗi nhà sản xuất sẽ có một tiêu chuẩn khác nhau.
Tiếp đến, cùng tìm hiểu về cần 7H 3m6 – đây là loại cần câu được nhiều cần thủ ưa chuộng khi cầu cá lớn ở hồ dịch vụ.
Nhìn vào lóng số 1 của cần, bạn cũng có thể thấy được rằng nó rất to, càng về phía trước thì càng mảnh, thử lắc lư chiếc cần ta sẽ thấy nó gần như không hề có độ cong. Dù cho bạn có lắc mạnh toàn bộ cây cần thì cũng không thấy nó cong đi chút nào( ngoại trừ lóng thứ nhất có cong một chút không đáng kể).
Loại cần này thích hợp câu cá với tần suất lớn, đây được gọi là cần có phân bố lực 19, theo như thông số ghi trên cần đây là loại cần 7H, cũng có khi là 8H, 9H tùy vào tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Đối với những loại cần có phân bố lực 19 thì gọi đó là cần 6H, phân bố lực 28 là cần 5H, phân bố lực 28 và 37 tương đương với cần 4H. Trong quá trình câu cá tự nhiên ta thường chọn cần giữa 3.5H và 4H sẽ tương đối thích hợp, phù hợp cho việc câu cá lớn lẫn cá nhỏ.
Chỉ cần bạn xác định mình muốn câu cá gì hoặc thích câu cá gì, khi câu ở hồ lớn bạn chọn cần dài, còn câu ở ao hồ đầm lầy chọn cần ngắn một chút là được. Còn về độ mềm cứng của cần, nếu bạn còn trẻ, khỏe mạnh thì nên chọn cần cứng một chút, nhưng có người lại thích dùng cần mềm một chút, khi cá cắn câu vẫn muốn từ từ dòng cá, hưởng thụ cảm giác lai cá thì cứ chọn cần mềm là được. Việc chọn lựa cần câu có liên quan đến điểm câu, loại cá bạn muốn câu và sở thích cá nhân của người câu.
Một tips chia sẻ nhỏ của Thầy LI DAMAO khi lựa chọn độ cứng của cần câu tay, trước hết là xem xét thông số trên cần xem độ cứng của nó là bao nhiêu, tiếp theo sẽ cầm cần lên rung lắc dao động xem cảm giác như thế nào. Bởi lựa chọn được một cần câu tốt nó sẽ liên quan đến lực uốn cong cần, nếu lực uốn cong cần đảm bảo thì sau khi trúng cá nó sẽ không làm cho cần bị lắc lư.
Nếu sau khi trúng cá nâng cần thẳng lên bạn thấy cần cứ lắc lư không ngừng thì chứng tỏ lực uốn cong cần không đủ.
Lực uốn cong của cần
Vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề quan trọng, dù ở bất kỳ sản phẩm hay thương hiệu nào. Và cần câu cá cũng không là ngoại lệ, câu hỏi được nhiều câu thủ lưu tâm hiện nay là có sự khác biệt rõ ràng nào giữa cần câu chính hãng và những loại cần được làm giả làm nhái bày bán bên ngoài hay không?
Đối với một cây cần điều quan trọng nhất là tính hoàn chỉnh( toàn diện), tức là đảm bảo khi bạn nâng một chiếc cần lên nó mang lại cảm giác như là độ dài được tăng thêm của cánh tay mình, hoàn toàn hòa hợp vào nhau khiến cho động tác của bạn được tự nhiên thoải mái nhất có thể.
Thứ hai đó là lực uốn cong của cần, rất nhiều cần thủ cho rằng cần càng cứng thì lực uốn cong càng mạnh, thực tế không phải như vậy. Lực uốn cong trên thực tế sẽ có một lực được tiết ra bên ngoài, nó sẽ có một độ rung nhất định, hơn nữa nó cũng sẽ truyền tín hiệu trúng cá đến tay bạn, đây mới là điều quan trọng nhất đối với lực uốn cong cần, đảm bảo trong quá trình đi câu toàn bộ mọi tính năng của cần được thể hiện ra hoàn toàn.
Ngoài ra thông qua rất nhiều chi tiết nhỏ trên cần ta có thể biết được năng lực chế tạo, cũng như những chi tiết về sơn màu trên cần… Ví dụ như khi cầm một cây cần trên tay rất nhiều người sẽ mở ra xem vách trong cần có sáng bóng hay không, chỗ phần khớp nối có được gia công kĩ càng hay không, những điều này chỉ cần quan sát bằng mắt thường ta có thể nhận ra nhau.
Có những vị trí nếu như bị ngấm nước nó sẽ bị rít chặt vào nhau cho nên nhất định phải có holder lock sealine có tác dụng thoát nước để khi ta thu cần không bị kẹt lại. Nhất là đối với những cây cần truyền thống thường rất dài, hơn 1m, khi thu cần lại không thu được thì rất khó chịu, cho nên chúng ta thường hay đạp lên cần, thụt lên thụt xuống.
Ngoài ra ta còn xem vòng tròn quanh bề mặt gắn nắp cần có hiện tượng chỗ dày chỗ mỏng hay không, nếu có thì chứng tỏ khi cuộn vật liệu cần có hiện tượng lệch tâm, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự chịu lực của cần.
Thêm nữa là lóng thứ nhất của cần nếu muốn biết độ chịu lực của nó tốt hay không bạn cứ thử xoay 1 vòng, gần như không hề thấy cây cần có bất kì chuyển động nào. Còn nếu như khi xoay trên tay bạn thấy cần liên tục rung lắc chuyển động thì chứng tỏ độ dày vách cần không đều nhau.
Một cây cần tốt thì bất kể dài hay ngắn nó đều phải có độ thẳng đứng nhất định, đảm bảo toàn bộ cây cần là một thể thống nhất trên 1 đường thẳng đứng. Hoặc dễ dàng bắt gặp những cần thủ khi thử độ rung cần thường hay nhắm mắt để rung cần, tức là không cần dùng mắt quan sát mà thông qua lực truyền đến tay để cảm nhận được lực rung của cần. Những cần thủ lâu năm thường dùng cách này để cảm nhận độ chịu lực của cần câu.
Mẹo nhỏ chọn cần câu tay cho cần thủ mới nhập môn
Còn đối với những cần thủ mới nhập môn, họ thực sự không biết nên chọn cần câu thế nào cho đúng. Đối với những cần thủ lâu năm dày dặn kinh nghiệm đối với họ việc rung cần để xem xét độ đồng tâm, tính thống nhất của cần quá đơn giản.
Do đó, một số tips lựa chọn được một cần câu tốt của Thầy LI DAMAO chia sẻ: khi nâng cần để kiểm tra bạn nên để cần vào chỗ trắng( chỗ sáng) chứ đừng nhắm vào chỗ đen trên tường hoặc trên trần, sau đó ta từ từ chuyển động để xem xét từ lóng thứ nhất đến lóng cuối cùng của cần có chỗ nào bị cong hay không. Điều này chỉ cần chuyển động cần từ từ ta sẽ nhìn thấy ngay, lưu ý là phải để cần nhắm vào chỗ sáng cho dễ quan sát nhé.
Nhìn như vậy ta có thể biết được độ đồng tâm của cây cần đó có đảm bảo hay không. Một cây cần có độ đồng tâm càng tốt thì nó sẽ càng thẳng, như vậy tất cả những tín hiệu về cá như khi nào cá cắn câu, khi nào cá bị đâm, trọng lượng cá ra sao, khi nào nên nhấc cần…. đều được truyền đến cánh tay của bạn. Một khi những tín hiệu thực tế này được truyền đến cánh tay bạn một cách chính xác thì chúng ta đã nắm được con cá đang cắn câu này là cá lớn hay cá nhỏ, bước tiếp theo ta nên làm gì…
Bài viết được tổng hợp từ chia sẻ của Thầy Li Damao
HÃY KẾT NỐI VỚI VIETNAM FISHING
ZALO 0943434326 | HOTLINE 0943434326
Có thể bạn quan tâm?
Giải câu Chung kết toàn quốc CẦN ĐƠN CÂU CÁ LỚN 2023
HUA LONG VÂN LÝ CHIẾN – GIẢM GIÁ 40%
MSS chính thức phân phối tại Việt Nam – 2023
CHUYẾN XE ĐOÀN VIÊN 2023 đưa sinh viên Trường ĐH Sư Phạm – ĐHĐN về quê ăn Tết
2 kinh nghiệm câu cá mùa đông môi trường tự nhiên
Nên Lựa Chọn Phao Câu Đài Nước Chảy Nào