Vấn đề thường gặp khi cá không ăn mồi

HAI SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI CÂU CÁ VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

Khi đi câu, nhất là các cần thủ mới vào nghề thường gặp rất nhiều vấn đề rắc rối, hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn hai trong nhiều vấn đề đó, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.

Vấn đề thứ nhất: Rõ ràng trong hồ câu dịch vụ ta thấy có tăm cá (hoặc nhiều hoặc ít) nhưng cá không ăn mồi hoặc tỉ lệ trúng cá thấp

STT

Nguyên nhân

Giải thích hiện tượng

Cách khắc phục

1

Mùi vị của mồi câu không thích hợp Mùi vị mồi câu quá nồng đậm Ta có thể sử dụng phương pháp kết hợp giữa mồi đậm và mồi nhạt, “ mồi nồng đậm dùng để dẫn dụ cá và mồi nhạt để câu cá”, dùng mồi nhạt hoặc mồi chay (mồi mộc), hoặc thay đổi loại mùi xem sao.

2

Mồi đánh ổ và mồi câu không khớp với nhau Nếu thành phần của mồi đánh ổ ngon hơn mồi câu thì cá chỉ tập trung ăn mồi đánh ổ mà bỏ qua mồi câu Ta cần điều chỉnh trước khi đánh ổ sao cho hai loại mồi kết hợp sử dụng cho hợp lý, khi câu ở hồ dịch vụ ta nên sử dụng mồi câu từ thức ăn gia súc để làm mồi câu và mồi đánh ổ.

3

Cá không đói hoặc không thèm ăn Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do người đi câu quá nhiều, mồi đánh ổ quá dư thừa, cá chỉ đến gần ổ để ăn mồi Nên kết hợp giữa câu cá và dụ cá, hạn chế việc đánh ổ quá thường xuyên.

 

4

Trạng thái mồi không phù hợp

 

 

 

Trạng thái mồi không đúng có thể là mồi quá cứng, quá to, vuốt mồi không theo quy tắc nào, hoặc tốc độ sương mù hóa quá nhanh dẫn đến lượng mồi dư trên lưỡi câu quá ít…

 

Thay đổi gói mồi mềm dẻo hơn, nhỏ hơn và tốc độ sương mù hóa chậm lại.

 

 

 

5

Chưa tìm đúng tầng cá Cá tập trung nhiều dưới đáy nên sẽ sản sinh ra tăm cá( bong bóng cá), lúc này nên chọn câu đáy. Nhưng cũng có khi cá ở tầng giữa hoặc tầng trên tìm thức ăn nhưng ta lại nhầm cá ở tầng đáy nên câu đáy nên câu không trúng cá

Không phải lúc nào câu đáy cũng đúng, cần căn cứ vào đặc tính từng loại cá cũng như đặc điểm tăm cá để phán đoán cho chính xác cá ở tầng nào từ đó sử dụng phương pháp câu phù hợp.

 

6

Dưới đáy hồ có lớp bùn hoặc bùn non

 

Ta nên tiến hành căn chỉnh số nấc phao, chỉnh cao câu thấp hoặc chuyển sang dùng loại phao lớn hơn.  Hoặc dùng các loại mồi có màu sắc bắt mắt như trùn quế, côn trùng… để thu hút cá;

7

Dây trụcdây thẻo sử dụng không hợp lý

 

 

 

Nếu dây trục và dây thẻo quá cứng, tín hiệu không rõ ràng khiến ta không cảm nhận được cá đang ăn mồi thì ở hồ dịch vụ thực sự rất khó giải quyết,trừ phi cá nuốt mất phao

 

8

Phán đoán sai loại cá bên dưới hồ là cá gì

 

Nguyên nhân là do cá con hoặc cá tạp quá nhiều sản sinh ra lượng tăm cá lớn khiến ta không phán đoán được bên dưới có nhiều cá gì để câu Căn cứ vào đặc tính tăm cá để xác định cho đúng loại cá

 

9

Nguyên nhân về đặc tính nước, thời tiết,khí hậu

 

 

Đặc tính nước, điều kiện thời tiết và khí hậu không thuận lợi khiến cho tuy rằng cá có vào ổ hoặc có sản sinh tăm cá nhưng cá sẽ rất ít cắn câu

 

Ta nên thử sử dụng mồi hoặc là thật nồng hoặc là thật nhạt để tạo ra hai trạng thái mùi hoàn toàn khác nhau.

 

 

10

Cách chỉnh phao chưa đúng

 

 

 

 

Xem thử cách câu của bạn có quá lụt hoặc quá nhạy hay không, nếu không nhìn thấy tín hiệu phao cũng có khi là do chưa tìm được đáy

 

 

 

Text thử bạn đang chỉnh câu quá nhạy hay quá lụt từ đó chỉnh lại cho phù hợp. Nếu là do chưa tìm được đáy thì cần tiến hành tìm lại đáy cho đúng

 

 

 

11

Chọn phao câu đài chưa đúng Phao quá lớn, độ nhạy kém

 

Bạn nên thử thay thành phao có lượng ăn chì ít một chút;

12

Cá bị dọa sợ bơi đi mất Cá bị dọa sợ, tuy rằng có vào ổ nhưng cũng bị ảnh hưởng, khiến chúng trở nên nhát mồi. Hoặc cũng có thể do ảnh hưởng bởi quá trình dòng cá Lúc này ta nên giảm nhẹ động tác câu hoặc dòng cá ở bên ngoài ổ.

13

Vấn đề từ bản thân cá

Cá có một ham muốn ăn mồi nhất định, nhưng có thể do tác động của con người hoặc nguyên nhân khác khiến cho chúng tuy rằng tập trung lại 1 chỗ nhưng chúng sẽ không giành mồi nhiều hoặc nhát ăn

 

Cách duy nhất là chuyển sang câu ở hồ khác hoặc câu vào ngày khác.

 

 

 

Vấn đề thứ hai: Ta nhìn thấy phao có động đậy, đôi khi tác động rất mạnh, tín hiệu phao rất lộn xộn nhưng không câu được cá

STT

Nguyên nhân

Giải thích hiện tượng

Cách khắc phục

1

Chọn lựa loại phao chưa đúng Phao quá to hoặc không nhạy Thay phao mới. Phao là dụng cụ rất cần thiết và có tính quyết định khi đi câu nên nếu có thể nên dùng loại tốt một chút, phao không cần nhiều, chỉ cần chất lượng đảm bảo là được.

2

Chỉnh phao chưa đúng Phao quá nhạy hoặc quá lụt đều không phản ánh đúng tín hiệu của cá

–              Đối với cá mới thả xuống hồ, cá bình thường, cá con ta nên chỉnh cao câu thấp

–              Đối với cá cụ, cá tinh khôn, cá lớn ta nên chỉnh thấp câu cao

3

Cá cạ vào dây câu Nguyên nhân là do tầng cá quá lộn xộn, cá chưa xuống đáy Ta cần xem thử nguyên nhân cá chưa xuống đáy, là do môi trường đáy quá kém hay do thời tiết quá lạnh hay do sự thích ứng về độ sâu nước của cá từ đó xử lý cho phù hợp

4

Kích thước lưỡi câu không phù hợp Thông thường là do lưỡi câu quá to cá không nuốt vào miệng được, cũng có khi do lưỡi câu quá nhỏ cũng không câu được cá Căn cứ vào kích thước lớn nhỏ của cá để chọn lựa kích thước lưỡi câu cho phù hợp

5

Trạng thái và kích thước mồi không phù hợp Trạng thái ở đây có nghĩa là tốc độ sương mù hóa nhanh hay chậm, độ bung mồi, độ mềm cứng của mồi, khả năng móc vào lưỡi câu… Lựa chọn mồi có trạng thái cho phù hợp với từng loại cá

6

Phán đoán sai loại cá bên dưới hồ Thông thường là do ảnh hưởng bởi cá con và cá tạp khiến cho ta phán đoán sai chủng loại cá Thay đổi trạng thái, kích thước, thành phần, mùi vị mồi hoặc thay đổi điểm đánh ổ…

7

Nguyên nhân từ bản thân phao câu Phao bị hư hỏng nên chìm chậm, phao quá nhạy cũng dẫn đến tín hiệu giả,tín hiệu phao ngắn nhưng động tác lại mạnh Thay phao mới

8

Nguyên nhân từ dòng chảy nước Nguyên nhân có thể là sự chênh lệch nhiệt độ, gió… Ta nên thay đổi địa điểm câu hoặc thay đổi thời gian thời tiết thích hợp để câu

9

Cá quá tinh ranh, quá cẩn thận khi ăn mồi Điều này rất rõ rệt khi câu cá tinh ranh ở hồ câu dịch vụ, cá lọc thức ăn nhưng không dám ăn miếng to Ta nên thay đổi trạng thái,mùi vị mồi, thay đổi dây trục và thay đổi kích thước lưỡi câu

 

10

Nguyên nhân từ đặc tính nước Ở những vùng nước béo cá tương đối dạn ăn mồi hơn Ta nên thay đổi từ mùi vị mồi, dây trục, cách chỉnh câu và thay phao mới cho phù hợp

11

Nguyên nhân do địa hình, địa chất Do dáy nước không bằng phẳng, nghiêng dốc, mồi bị trượt xuống dưới…. Chỉ cần cá chạm nhẹ cũng sẽ làm thay đổi vị trí mồi, cho nên nếu có thể ta nên vuốt mồi, hoặc vê mồi nhưng không theo quy tắc nhất định nào cả, nếu có thể thay phao mới thì thay phao mới, hoặc giảm nhẹ tỉ trọng mồi nếu có thể.

Tổng kết: Trên đây là một số phân tích của tôi về hai vấn đề thường gặp khi đi câu, có khi cùng 1 vấn đề nhưng do nhiều nguyên nhân gây nên, hơn nữa những nguyên nhân này còn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Cho nên kinh nghiệm tốt nhất vẫn là “ Không có định luật nhất định nào cho việc câu cá cả, bạn cần vận dụng một cách linh hoạt, thử nghiệm nhiều cách khác nhau, từ đó rút ra nhiều bài học cho mình”

Hà Linh

HÃY KẾT NỐI VỚI VIETNAM FISHING

ZALO 0943434326 | HOTLINE 0943434326

Fanpage Vietnam Fishing
Vietnam Fishing vui nhộn
kênh Youtube Vietnam Fishing
Vietnam Fishing TV bổ ích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *